Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU


I. QUY ĐỊNH CHUNG
            1. Hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hoá xuất khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan, được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, bao gồm;


-          Địa điểm thông quan nội địa (gọi tắt là ICD – Inland Clearance Depot)
-          Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu
-          Cửa khẩu không phải là cửa khẩu xuất hàng
-          Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu đến cửa khẩu xuất
2. Hàng hóa nhập khẩu chuyển cửa khẩu là hàng hóa nhập khẩu đang chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan, được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến :
-          Địa  điểm thông quan nội địa (ICD)
-          Địa điểm làm thu hải quan ngoài cửa khẩu 
-          Cửa khẩu không phải là cửa khẩu nhập hàng
-          Địa điểm kiểm tra hàng hóa ngoài cửa khẩu
3. Điều kiện để hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được chuyển cửa khẩu :
-          hàng hoá phải được chứa trong container hoặc phải được chứa trong các loại phương tiện, xe chuyên dùng đáp ứng được yêu cầu niêm phong hải quan
-          Đối với lô hàng không thể niêm phong được (hàng siêu trường,siêu trọng  ……) thì chi cục trưởng hải quan cửa khẩu nhập khẩu phải thông báo chi tiết cho chi cục trưởng hải quan ngoài cửa khẩu biết về tỉnh hình hàng hóa vận chuyển không niên phong
4. Việc giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu thực hiện bằng niêm phong hải quan hoặc bằng các phương tiện, biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ. Niêm phong hải quan thực hiện như sau :
a.       Đối với háng hóa nhập khẩu chuyển  cửa khẩu ; do chi cục hải quan cửa khẩu nhập niêm phong
b.      Đối với hàng hóa xuất khẩu chuyển cửa khẩu
-          Nếu hàng hóa làm thủ tục hải quan tại ICD thì chi cục hải quan ICD niêm phong
-          Nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì chi cục hải quan ngoài cửa khẩu niêm phong
-          Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế nhưng hải quan ngoài cửa khẩu chưa kiểm tra, thì công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá ở cửa khẩu xuất niêm phong
-          Trường hợp hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế ; Khong niêm phong hải quan, nhưng đối với một số trường hợp xét thấy cần thiết để chống gian lận thương mại thì chi cục trưởng chi cục hải quan ngoài cửa khẩu làm thủ tục xuất khẩu quyết định niêm phong hải quan lô hàng đó .Trường hợp có cơ sở phát hiện lô hàng có sai phạm thì chi cục trưởng hải quan  cửa khẩu xuất quyết định kiểm tra thực tế lô hàng đó và thông báo cho chi cục hải quan cửa khẩu biết.
5.  Quy định về luân chuyển Biên bản bàn giao hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển của khẩu
-   Khi nhận đươc biên bản bàn giao do cac đơn vị khác chuyển đến, chi cục hải quan nơi nhận lập bảng thống kê các biên bản bàn giao (bao gồm các nội dung : số thứ tự, số, ngày, Biên bản bàn giao, số, ngày, tờ khai hải quan , tình trạng hàng hoá khi nhận ), cứ 5 ngày làm việc phải Fax cho đơn vị gửi một lần. Quá thời hạn trên không nhận được bản thống kê thì đơn vị gửi thông báo cho chi cục hải quan nơi nhận  biết phối hợp xác minh làm rõ. Đối với trường hợp lô hàng cần phải theo dõi thì chi cục hải quan nhận phải Fax biên bản bàn giao ngay để đơn vị gửi nắm được thông tin kịp thời.
6. Trường hợp hàng nhập khẩu được dỡ xuống cảng khác cảng đích ghi trong vận tải đơn và được vận chuyển đến cảng đích bằng phương tiện vận tải khác thì coi như là hàng chuyên cửa khẩu, thủ tục hải quan thực hiện như hàng chuyển cửa khẩu.
7. Chủ hàng, người vận chuyển hàng hoá chuyển cửa khẩu có trách nhiệm bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, đi đúng tuyến đường, đúng thời gian ghi trong hồ sơ, luân chuyển bộ hồ sơ hải quan cho chi cục hải quan nơi gửi, nơi nhận.
8. Quy định này áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu giữa cửa khầu xuất/nhập khẩu và địa điểm làm thủ tục hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác với tỉnh, thành phố có cửa khẩu xuất/nhập.
Đối với hàng hoá chuyển cửa khẩu giữa 2 đơn vị hải quan thuộc cùng cục hải quan một tỉnh, thành phố thì trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản tại quy định này, cục trưởng cục hải quan tỉnh, thành phố quy định thủ tục cụ thể theo hướng đơn giản, ít giấy tờ hơn, bảo đảm yêu cầu quản lý, để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc.
II. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
            1. Đối với lô hàng xuất khẩu được làm thủ tục hải quan và giao hàng tại ICD (có vận tải đơn ghi nơi giao hàng là ICD).
            a. Trách nhiệm của chủ hàng:
-          Nộp tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan ICD theo quy định đối với lô hàng xuất khẩu.
-          Đưa hàng hoá xuất khẩu đến ICD để làm thủ tục hải quan
b. Trách nhiệm của chi cục hải quan ICD
-          Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan và làm thủ tục xuất khẩu theo quy định
-          Giám sát xếp hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan vào container
-          Niêm phong hải quan container hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan tại ICD.
-          Lưu hồ sơ hải quan gồm: 01 tờ khai hàng hoá xuất khẩu có xác nhận đã làm thủ tục hải quan, 01 biên bản bàn giao và các chứng từ khác theo quy định.
-          Giao người vận chuyển 01 biên bản bàn giao để làm chứng từ vận chuyển trên đường (biên bản này chủ hàng có trách nhiệm chuyển cho chi cục hải quan cửa khẩu cùng bộ  hồ sơ kèm theo)
-          Niêm phong bộ hồ sơ hải quan, giao người vận chuyển để chuyển đến chi cục hải quan cửa khẩu xuất. Hồ sơ gồm: 01 tờ khai hàng hoá xuất khẩu xác nhận đã làm thủ tục hải quan và 01 giấy thông báo thuế (nếu có thuế).
-          Theo dõi lô hàng cho đến khi nhận  được bản Fax bảng thống kê các biên bản bàn giao của chi cục hải quan cửa khẩu xuất.
-          Xác nhận thực xuất cho lô hàng trong trường hợp hàng được giao cho người vận tải tại ICD (vận tải đơn được ký phát giao hàng tại ICD)
c.       Trách nhiệm của người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh ICD (nếu doanh nghiệp này thực hiện việc vận chuyển)
-          Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận chuyển trong suốt thời gian hàng hoá được lưu giữ tại ICD và trong quá trình vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cửa khẩu.
-          Luân chuyển hồ sơ hải quan giữa chi cục hải quan ICD với chi cục hải quan cửa khẩu xuất.
d.      Trách nhiệm của chi cục hải quan cửa khẩu xuất
-          Tiếp nhận lô hàng xuất khẩu, đối chiếu với biên bản bàn giao do chi cục 2 ICD lập để thực hiện các công việc còn lại về thủ tục hải quan cho lô hàng xuất. Trường hợp có cơ sở xác định lô hàng có sai phạm thì chi cục trưởng hải quan cửa khẩu xuất xem xét quyết định việc kiểm tra và thông báo cho chi cục hải quan ICD biết về việc đó.
-          Ký xác nhận biên bản bàn giao và lưu; lập bảng thống kê các biên bản bàn giao đã nhận và Fax cho chi cục hải quan ICD để đối chiếu, theo dõi, thanh khoản theo quy định
-          Giám sát hàng hoá xuất khẩu chuyển cửa khẩu cho đến khi hàng thực xuất.
III. THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU CHUYỂN CỬA KHẨU
            1. Đối với lô hàng nhập khẩu có vận đơn ghi địa điểm đến là ICD
            a. Trách nhiệm của chi cục hải quan cửa khẩu nhập
-          Trách nhiệm tình trạng bao bì của hàng hoá và phương tiện vận chuyển hàng hoá: nếu bao bì và phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu niêm phong hải quan thì cho chuyển hàng về ICD để làm thủ tục. Nếu bao bì hàng hoá hoặc phương tiện vận chuyển không đáp ứng yêu cầu niêm phong hàng hoá thì yêu cầu người vận chuyển gia cố bao bì dưới sự giám sát của hải quan.
-          Trường hợp có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật hải quan thì lập biên bản vi phạm hành chính về hải quan, tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn, kiểm tra toàn bộ lô hàng theo quy định và thông báo cho chi cục hải quan ICD.
-          Niêm phong container hàng nhập khẩu theo quy định
-          Lập 02 biên bản bàn giao, 01 bản giao cho người vận chuyển làm chứng từ vận chuyển hàng hoá trên đường và chuyển cho chi cục hải quan ICD, 01 bản lưu.
-          Cung cấp các thông tin cần lưu ý về lô hàng cho chi cục hải quan ICD
-          Theo dõi lô hàng cho đến khi nhận được bảng thống kê các biên bản bàn giao của chi cục hải quan ICD
b. Trách nhiệm của chi cục hải quan ICD
- Tiếp nhận lô hàng xuất khẩu, đối chiếu với biên bản bàn giao do chi cục hải quan cửa khẩu nhập chuyển đến. Trường hợp phát hiện có sự sai lệch về hàng hoá hoặc hồ sơ hải quan thì lập biên bản ghi nhận tình hình cụ thể làm căn cứ cho xử lý sau này, thông báo cho chi cục hải quan cửa khẩu nhập biết.
- Xác nhận biên bản bàn giao và lưu, lập bảng thống kê các biên bản bàn giao và Fax cho chi cục hải quan cửa khẩu nhập theo quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ hải quan, làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng theo quy định.
- Thông báo lại (bằng văn bản) cho chi cục hải quan cửa khẩu nhập kết quả kiểm tra theo các thông tin mà chi cục hải quan cửa khẩu nhập lưu ý.
c. Trách nhiệm của chủ hàng
- Nộp tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại chi cục hải quan ICD theo quy định
- Làm thủ tục hải quan theo hải quan
d. Trách nhiệm của người vận chuyển hoặc doanh nghiệp kinh doanh ICD (nếu doanh nghiệp này thực hiện vận chuyển).
- Bảo đảm nguyên trạng hàng hoá, niêm phong hải quan, niêm phong của hãng vận tải trong thời gian lưu giữ hàng tị ICD và trong quá trình vận chuyển giữa cửa khẩu nhập và ICD
- Luân chuyển hồ sơ giữa chi cục hải quan cửa khẩu nhập và chi cục hải quan ICD
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện các quy định trên.