VẬN ĐƠN TRONG VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC
Người vận tải
đa phương thức (MTO: Multimodal trasport Operator) có khi là người chuyên chở
trực tiếp (Effective Carrier) nhưng cũng
có khi chỉ là người chuyên chở gián tiếp (Contracting Carrier), nghĩa là anh ta
chỉ đứng ra tổ chức thu xếp toàn bộ quá trình vận tải từ nơi xuất phát tới nơi
cuối cùng theo yêu cầu của chủ hàng. Song dù là trực tiếp chuyên chở hay chỉ đứng
ra thu xếp quá trình chuyên chở toàn chặng, người vận tải đa phương thức vẫn phải
chịu trách nhiệm trực tiếp với tư cách là một bên đối tác của hợp đồng vận tải
đã ký với chủ hàng. Anh ta chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện hợp đồng và là
người đứng ra kỹ thuật phát vận đơn đa phương thức cho “cả gói” dịch vụ bao gồm
một hợp đồng vận tải, một chế độ trách nhiệm, một giới hạn trách nhiệm và một vận
đơn.
Trong vận tải đa phương thức có 2 loại chứng từ là hợp đồngvận tải đa phương thức và vận đơn đa phương trong đó vận đơn đa phương thức là
bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, là chứng từ chứng minh rằng người
vận tải đa phương thức đã nhận hàng của người chủ hàng để chở đến địa điểm cuối
cùng theo quy định theo đúng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng vận tải.
Khác với vận đơn đường biển, nó có thể có hay không có giá trị chuyển nhượng
(Negotiable) là tuỳ sự thoả thuận giữa người thuê chở và người vận tải đa phương thức. Vì vậy vận đơn đa phương
thức chia làm 2 loại: Một loại có thể giao dịch và chuyển nhượng được
(negotiable) và một loại không thể giao dịch và chuyển nhượng được (non-negotiable).
Phát hành loại nào là tuỳ theo yêu cầu của người gửi hàng. Nếu phát hành loại
có thể giao dịch và chuyển nhượng được thì tại nơi giao hàng ở địa điểm cuối
cùng cho người nhận hàng, người vận tải đa phương thức hoặc đại lý của anh ta
phải yêu cầu người nhận hàng xuất trình bản gốc (Original) vận đơn đa phương thức.
Ngược lại nếu phát hành loại vận đơn không có giá trị chuyển nhượng và giao dịch
được thì khi hàng đến đích chỉ cần giao hàng cho người có tên trong vận đơn đa
phương thức.
Điểm nổi bật của vận đơn đa phương thức theo Công ước
Liên Hiệp Quốc về vận tải đa phương thức 1980 là người vận tải đa phương thức
phải chịu trách nhiệm từ đầu tới cuối chủ hàng, nghĩa là anh ta phải chịu trách
nhiệm theo một chế độ trách nhiệm duy nhất (Uniform Liability Regime). Ngược lại,
vận đơn liên hợp (Combined transport Bill og lading) thì người vận tải liên hợp
chỉ chịu trách nhiệm ở các chặng khác nhau tuỳ thuộc luật lệ ở chặng đó ra sao.
Chế độ trách nhiệm này gọi là chế độ trách nhiệm từng chặng (Network Liability
Regime). Trường hợp tổn thất xảy ra mà không phát hiện được ở chặng nào thì người
vận tải liên hợp trong trường hợp này chịu trách nhiệm theo giới hạn tối đa
(Limit of Liability). Đây chính là sự khác nhau giữa vận tải đa phương thức và
vận tải liên hợp.
Công
ước quốc tế về vận tải đa phương thức được gần 80 nước và các tổ chức quốc tế
thông qua tại geneva 1980 nhưng đến nay mới có rất ít nước phê chuẩn và con số
chưa tới mức tối thiểu để công ước có hiệu lực. Nhiều chuyên gia vận tải cho rằng
sở dĩ công ước chậm được phê chuẩn vì trách nhiệm của người vận tải đa phương
thức tương đối năng nề. Điều 18 của công ước quy định mức bồi y tối đa của người
vận tải đa phương thức là 920 SDR/kiện hay 2,75 SDR/kg (tương đương 1350 USD và
10USD), trong khi đó mức phổ biến mà thế giới đang áp dụng là 66,7 SDR/kiện và
2 SDR/kg (990 và 3USD).
Nhằm tạo điều kiện cho vận tải đa phương
thức trên thế giới phát triển mà không cần chờ đến công ước vận tải đa phương
thức có hiệu lực, tháng 10/1 UNCTAD
(United Nations Conference of Commerce) đã cho ra đời “qui tắc thống nhất về chứng
từ vận tải đa phương thức”. Qui tắc này đã đưa ra được những điều kiện chuẩn mực
tối thiểu cho các hợp đồng vận tải đa phương thức tạo điều kiện thuận lợi cho
các mối quan hệ giữa người vận tải đa phương thức, chủ hàng, ngân hàng và bảo
hiểm. Tuy vậy, đây chỉ là một vi phạm tuỳ ý không có giá trị bắt buộc. Vì vậy
người vận tải đa phương thức nào muốn sử dụng qui tắc này thì phải ghi vào
hd79/ vận đơn là “hợp đồng/ vận đơn này phát hành theo qui tắc thống nhất về vận
tải đa phương thức của UBNCTAD và ICC”. Tuy nó là một vi phạm tuỳ ý song hiện
nay đã được đại đa số ngân hàng trên thế giới (kể cả Vietcombank) chấp nhận áp
dụng trong thanh toán sử dụng L/C (thư tín dụng).
==========