VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (BILL OF LADING)
1. Khái niệm:
Vận đơn đường biển là một
chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, do người vận tải hoặc đại lý của
họ cấp cho người gửi hàng nhằm xác định
mối quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng.
2. Chức năng của vận
đơn (3 chức năng)
+
Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của
hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải
và người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải
và người nhận hàng.
+
Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận
tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ
mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
+ Nó là chứng từ xác nhận
quyền sở hữu đối với những hàng hoá đã ghi trên vận đơn. Với chức năng này, vận
đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.
3. Tác dụng của vận đơn
Vận đơn đường biển có những
tác dụng chủ yếu sau:
- Thứ nhất, vận đơn là cơ
sơ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng, người nhận hàng và người
chuyên chở.
- Thứ hai, vận đơn là căn
cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
- Thứ ba, vận đơn là căn
cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán gửi cho người mua và dựa
vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán đã hoặc không hoàn thành
trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
- Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng
hoá lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
- Thứ năm, vận đơn là chứng
từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm, haye những người khác
có liên quan.
- Thứ sáu, vận đơn còn được
sử dụng làm chứng từ, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.
4. Nội dung của vận
đơn: Thường bao
gồm những điểm sau đây:
-
Tên
và địa chỉ người vận tải
-
Cảng
dỡ hàng
-
Tên
và địachỉ người gửi hàng
-
Tên
và địa chỉ người nhận hàng
-
Tên
hàg, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích
-
Cướcphí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán
-
Thời
gian và địa điểm cấp vận đơn
-
Số
bản gốc vận đơn
-
Chữ
ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền trưởng)
-
Cơ
sở pháp lý của vận đơn: Đây là quy định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản
của vận đơn cũng như giải quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải.
Nguồn luật này, ngoài luật quốc gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan
như qui tắc La Haye và công ước Brussel 25/8/1924 hoặc công ước Hamburg 1978 về
vận đơn đường biển.
-
Các
điều khoản về trách nhiệm và miễn trách của người vận chuyển
-
Vận
đơn, tuy danh nghĩa là do người vận tải cấp, nhưng thực tế người gửi hàng phải
chuẩn bị sẵn trên cơ sở mẫu chứng từ do người vận tải cấp. Thuyền trưởng chỉ
căn cứ vào biên lai thuyền phó để ký và phê chú nếu cần.
5. Phân loại vận đơn
a.
Căn cứ vào cách chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá ghi trên vận đơn
+
Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading)
Trên vận đơn này, ở mục:
“ consignee – người nhận”, người ta ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng. Chỉ có
người này mới có quyền nhận hàng, người nhận hàng này muốn chuyển quyền nhận
hàng cho người khác thì phải làm đúng thể thức chuyển nhượng được pháp luật quy
định.
+ Vận đơn theo lệnh (to
Order Bill of Lading)
Theo vận đơn này, hàng
hoá sẽ được giao “theo lệnh” của một người nào đó. Khi dùng vận đơn này, chủ
hàng được chỉ định trên vận đơn có thể ghi tiếp: theo lệnh của người thứ hai
nào đó, người thứ hai có thể chuyển tiếp cho người thứ ba… cho đến khi người ta
ghi đích danh một người nhận hàng.
* Ví dụ: Công ty SONY bán hàng cho Công ty SAO
MAI, Công ty SONY sẽ là người gửi, Công ty SAO MAI sẽ là người nhận.
Trường hợp thứ nhất, vận
đơn được lập theo lệnh người gửi:
Ở mục: “Consignee” người
ta có thể ghi “to the order of shipper” hoặc “to the order of SONY” hoặc chỉ
ghi “to the order” thì cũng phải hiểu đó là theo lệnh người gửi/ Với vận đơn
này, mặt sau phải có ký hậu chuyển nhượng của Công ty SONY. Ký hậu như sau:
A/ DELIVERY FOR SAO MAI
co, LTD, kèm theo là chữ ký và dấu của Công ty SONY, hoặc:
B/ DELIVERY TO ORDER OF
SAO MAI co., LTD, kèm theo là chữ ký và dấu của Công ty SONYE, hoặc:
C. Chỉ có chữ ký và dấu của
Công ty SONY mà không kèm theo một chỉ dẫn nào.
Trường hợp A, chỉ có Công
ty SAO MAI mới có quyền nhận hàng
Trường hợp B và C, Công
ty SAO MAI có thể chuyển quyền nhận hàng cho người khác, chẳng hạn cho Công ty
BINH MINH. Muốn vậy, Công ty SAO MAI lại ghi tiếp vào mặt sau vận đơn.
DELIVERY FOR NINH MINH hoặc
DELIVERY TO ORDER OF BINH MINH, kèm theo là chữ ký và dấu của Công ty ASAO MAI.
Khi đó Công ty BINH MINH được quyền nhận hàng.
Trường hợp thứ hai, vận
đơn được lập theo lệnh người nhận
Trên mục “Consignee” người
ta ghi; TO THE ORDER OF SAO MAI
Khi đó Công ty SAO
MAI có chữ ký hậu để chính mình nhận
hàng hoặc ký hậu để chuyển quyền nhận hàng cho người khác theo cách thức như
trên.
Trường hợp thứ ba, vận
đơn được lập theo lệnh người thứ ba (người thứ ba thường là ngân hàng)
Chẳng hạn trên mục
“consignee” người ta ghi: “to the order of vietnam Eximbank”. Trường hợp này ở
mặt sau vận đơn sẽ do Vietnam Exim Bank ký hậu chuyển nhượng. Cách thức như
trên.
+ Vận đơn xuất trình (to Bearer Bill of Lading)
Trong vận đơn này, người
ta không ghi tên người nhận hàng. Hàng hoá sẽ được giao cho người nào xuất
trình vận đơn.
* Ghi chú: Vận đơn theo lệnh có thể trở thành vận
đơn đích danh nếu người ký hậu cuối cùng ghi đích danh tên người nhận hàng và vận
đơn theo lệnh có thể trở thành vận đơn xuất trình nếu ký hậu cuối cùng là loại
ký hậu để trống, nghĩa là ký hậu mà không ghi rõ tên người được hưởng quyền nhận
hàng.
b. Căn cứ vào cách phê
chú trên vận đơn
+ Vận đơn hoàn hảo (Clean
Bill of Lading)
Là vận đơn, khi cấp, người
vận tải không có ghi phê chú gì xấu về tình trạng hàng hoá và bao bì.
Trên thực tế, loại vận
đơn này có thể không có ghi phê chú gì xấu về tình trạng hàng hoá hoặc bao bì,
cũng có thể để nguyên một câu in sẵn: … IN APPARENT GOOD ORDER AND CONDITION.
THEO INCOTERMS 1953, tính
chất hoàn hảo của vận đơn không hề bị mất đi dù có những phê chú sau đây:
-
Những
phê chú không nói rõ rằng hàng hoá hoặc bao bì không tốt
- Những
điều khoản hay phê chú miễn trách nhiệm cho người vận tải đối với những rủi ro
thuộc bản chất hàng hoá hoặc bao bì.
-
Những
điều khoản trong đó người vận tải tuyên bố không biết rõ về nội dung,trọng lượng,
phẩm chất hay đặc điểm kỹ thuật hàng hoá.
Trong thực tế, những điều
khoản hay phê chú đó có thể là một trong các dạng sau đây:
-
Bao
bì dùng lại (Second hand Case)
-
Thùng
đóng đinh lại (Regained Case)
-
Bao
bì yếu (Case Weak)
-
Thùng
đã sửa lại (Repaired Case)
-
Thùng
cũ (Old Case)
-
Không
chịu trách nhiệm về mất mát, thiệt hại (Not responsible for losses and damages)
-
Nói
rắng là (Said to be)
-
Nghe
nói cân được (Said to weigh)
-
Không
biết trọng lượng (Weight unknown)
-
Trọng
lượng không kiểm tra lại (Weight nochecked)
Trong buôn bán quốc tế, vận
đơn hoàn hảo có giá trị chứng cứ rất lớn. Nó là bằng chứng cho việc người bán
đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. Nó có thể là một trong những căn cứ để chứng
minh cl hàng hoá và bao bì.
Thực tế có nhiều hợp đồng
ngoại thương mà hàng hoá mua bán là phương tiện thiết bị cũ, đã qua sử dụng. Chẳng
hạn nếu vận đơn ghi là “xe tải cũ” hoặc “xe tải đã qua sử dụng”… thì vẫn phải
hiểu đây là vận đơn hoàn hảo (sạch). Nhưng trong trường hợp này nhất thiết phải
đối chiếu với các chứng từ liên quan như hợp đồng mua bán, chứng từ giám định để
xác định hàng hoá có phù hợp hay không.
+ Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading)
Vận đơn không hoàn hảo là
vận đơn có ghi những phê chú của người vận tải về tình trạng xuất của hàng hoá hoặc bao bì. Những phê chú trên
vận đơn là những phê chú cụ thể, rõ ràng như:
-
Thùng
chảy (Case Leaking)
-
Bao
rách Bag Torn)
-
Thùng
ướt (Case Wet)
-
Thùng
bị thấm nước biển (Case marked by sea water)
-
Bao
bẩn ( Bags stained)
-
………
Trước khi đưa những phê
chú như trên vào vận đơn, người vận tải phải ghi lên biên lai thuyền phó để người
gửi hàng biết và định liệu về phần mình như thay thế bao bì khác, sửa chữa lại…
c. Căn cứ vào cách
chuyên chở người ta chia ra:
+ Vận đơn chở suốt
(Through Bill of Lading)
Khi chuyên chở một lô
hàng từ cảng xếp đến cảng dỡ phải qua nhiều chiếc tàu nối tiếp nhau, nghĩa là
hàng hoá phải được chuyển tải từ tàu này sang tàu khác, người vận tải đầu tiên
phải ký phát một vận đơn đại diện cho toàn bộ hành trình, gọi là vận đơn chở suốt
hoặc vận đơn chuyển tải (Transhipment B/L). Giữa vận đơn chở suốt và vận đơn
chuyển tải không có sự khác nhau về chức năng mà chúng chỉ khác nhau ở tiêu đề
mà thôi.
Khi việc chuyên chở hàng
hoá được tiến hành bằng cách chở suốt, ngoài vận đơn chở suốt, mỗi người vận tải
lại ký phát một vận đơn địa hạt (Local B/L) để xác nhận trách nhiệm của mình đối
với hàng hoá trên chặng đường mà mình nhận chở.
Vận đơn địa hạt chỉ có chức
năng biên lai nhận hàng để chuyên chở trên một chặng đường nhất định, nó không
có chức năng xác nhận quyền sở hữu hàng hoá
+ Vận đơn đi thẳng
(Directe B/L)
Khi hàng hoá được chuyên
chở trên một tàu đi thẳng từ cảng xếp đến cảng dỡ mà không qua chuyển tải thì vận
đơn cấp trong trường hợp này vận đơn đi thẳng. Vì thế vận đơn đi thẳng không có
ghi chú nào về việc chuyển tải.
d. Nếu so sánh thời gian
cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì người ta chia ra:
+ Vận đơn đã xếp hàng
(Shipped on Board B/L)
Nếu vận đơn được ký phát
cho người gửi hang sau khi hàng hoá đã bốc lên tàu thì vận đơn đó là vận đơn đã
xếp hàng. Trên vận đơn này ngoài những nội dung khác, người ta ghi chú bằng
đánh máy hoặc đóng dấu: “OnBoard”, không “Shipped” hoặc “ Shipped On Board’,
kèm theo ngày tháng hàng được xếp lên tàu.
+ Vận đơn nhận hàng để xếp
(Received for Shipment B/l)
Khi cấp vận đơn nếu người
vận tải mới chỉ nhận xong lô hàng, hàng còn để ở trong kho của người vận tải hoặc
còn để trên bến, chưa được xếp lên tàu thì vận đơn này gọi là vận đơn nhận hàng
để xếp. Trên vận đơn này có ghi rõ ràng
là “nhận để xếp”, nếu không người ta sẽ suy diễn đó là vận đơn đã xếp hàng.
Về mặt pháp lý chứng từ
này không đại diện cho bằng chứng về việc bốc hàng lên tàu mà chỉ là sự cam kết
của người vận tải về việc bốc hàng và chuyên chở hàng hoá đó. Trên vận đơn nhận
hàng để xếp, người vận tải hoặc không ghi tên tàu chở hàng hoặc có thể ghi như
sau; “Đã nhận… để xếp lên tàu…. và chở đến……….”
Trong thực tiễn buôn bán,
có trường hợp không lâu sau khi lấy được vận đơn nhận hàng để xếp, người gửi
hàng đã biết tin hàng đã được xếp lên tàu. Khi đó họ có thể yêu cầu thay vận
đơn nhận hàng để xếp bằng vận đơn đã xếp hàng bằng cách ký phát vận đơn mới hoặc
ghi lên vận đơn cũ tên tàu và ngày tháng hàng đã xếp lên tàu.
Ngoài những vận đơn như
đã nêu ở trên, 2 loại vận đơn sau đây cũng thường được nói đến đó là vận đơn đến
chậm và vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
Nhiều trường hợp do những
nguyên nhân khác nhau, tàu và hàng đã đến cảng dỡ nhưng vận đơn vẫn chưa tới được.
Người ta gọi là vận đơn đến chậm.
+ Vận đơn theo hợp đồng
thuê tàu (Charter Party B/l)
Khi hàng hoá được chuyên chở trên tàu thuyền, người vận
tải cấp cho người gửi hàng một vận đơn gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
Thông thường vận đơn này không bao gồm mục “Cơ sở pháp lý của vận đơn” và các
điều khoản về trách nhiệm cũng như miễn trách của người chuyên chở. Những vấn đề
này người ta dẫn chiếu đến hợp đồng thuê tàu và công ước Brussel 25/8/1924.
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XNK
==========