Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

CÁC TÁC NGHIỆP XẾP DỠ VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH.


CÁC TÁC NGHIỆP XẾP DỠ VÀ ĐỊA ĐIỂM TIẾN HÀNH

Tag: Vận chuyển hàng hóa xnk, vận chuyển đường biển, vận chuyển đa phương thức
-> Các tác nghiệp của quá trình vận chuyển hàng hóa
-> Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
-> Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải
I. Các tác nghiệp xếp dỡ.
Công tác xếp dỡ được phân loại theo:


1.Theo tính chất tác nghiệp:
- Xếp hàng: Xếp hàng từ kho, bãi..... lên phương tiện vận chuyển.
- Dỡ hàng: Chuyển hàng từ phương tiện vận chuyển xuống.
- Chuyển tải: Dỡ hàng từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác loại.
+ Chuyển tải trực tiếp: Chuyển tải thẳng hàng hoá từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác. Hình thức này không chiếm dụng kho bãi..
+ Chuyển tải gián tiếp: Chuyển tải hàng xuống kho, bãi.. chờ phương tiện đến để xếp lên. Ưu điểm: quay vòng được phương tiện. Nhược điểm: chiếm dụng kho bãi.
1 tấn vận chuyển = 2, 3, 4... tấn xếp dỡ.
* Chú ý: Phân biệt khái niệm trung chuyển và chuyển tải.
Trung chuyển là khâu trung gian trong quá trình vận chuyển hàng hoá, xảy ra trong một hình thức vận chuyển. Ví dụ: Toa xe trung chuyển có hoặc không có cải biên, trung chuyển giải lập; hoàn toàn xảy ra trong vận tải đường sắt.
2. Theo hình thức tác nghiệp:
- Xếp dỡ thủ công: Toàn bộ công tác xếp dỡ đều do con người. Năng suất thấp, đi ngược xu thế chung của xã hội.
- Xếp dỡ cơ giới hóa: Toàn bộ quá trình  xếp dỡ do máy móc đảm nhiệm, vẫn con người phụ trợ. (Nội dung môn học này chỉ xét tới hình thức tác nghiệp này).
- Cơ giới kết hợp với thủ công: Lao động thủ công đảm nhận công việc ít  nguy hiểm, nặng nhọc; máy móc đảm nhận công việc nguy hiểm, nặng nhọc.

II. Địa điểm tiến hành công tác xếp dỡ.
1.Địa điểm tiến hành công tác xếp dỡ.
- Công việc xếp dỡ của ngành đường sắt được tiến hành ở hoá trường.
- Hoá trường là một bộ phận của ga hàng hoá gồm có: kho, bãi, đường xếp dỡ, máy móc xếp dỡ và một số công trình phụ trợ khác để xếp dỡ và bảo quản hàng hoá tạm thời trong quá trình vận chuyển.
- Phân loại:
+ Theo hình thức sở hữu:
                                - Hoá trường dùng riêng (hoá trường của chủ hàng).
- Hoá trường dùng chung (của đường sắt).
+ Theo cấu tạo: có 2 loại: - Hoá trường cụt.
          - Hoá trường thông hai đầu.

* Hoá trường cụt:

http://www.vanchuyenhanghoaxnk.com/p/san-pham-dich-vu.html

+Ưu điểm: tránh giao cắt đường sắt với đường ô tô; có thể kéo dài được.
+ Nhược điểm: Chỉ đưa lấy xe một đầu dẫn tới năng suất thấp.
* Hoá trường thông hai đầu:

+Ưu điểm: Có thể đưa, lấy xe từ hai phía.
+ Nhược điểm: Giao cắt với đường ô tô.
2. Chế độ làm việc của hoá trường:
- Thời gian làm việc của hoá trường (t) là một tham số của bãi hàng.
- Nó phụ thuộc vào:
+ Khối lượng hàng hoá.
+ Tính chất công việc (công nghệ xếp dỡ).
+ Được tính qua việc giải bài toán tối ưu các tham số của bãi hàng.
t,z,x (thời gian hoạt động, số máy xếp dỡ, số lần đưa lấy xe) (t = 4, 6, 8, 12, 16, 24).
* Tổ chức đưa lấy hàng ở hoá trường:
Việc đưa lấy hàng ở hoá trường thường được tiến hành bằng ô tô.
Để hợp lý và đơn giản hoá việc đưa lấy hàng trên các ga thường người ta tổ chức các đại lý vận tải. Các đại lý thay mặt chủ hàng giao nhận hàng hoá, hoàn thành các thủ tục giấy tờ, thực thi và thanh toán hợp đồng.
Việc phân công trách nhiệm giữa đường sắt, đại lý vận tải và chủ hàng khá linh hoạt, chủ yếu là theo hình thức thoả thuận và ký hợp đồng sao cho đôi bên cùng có lợi.
Xu hướng là tập trung công tác xếp dỡ về một số ga đường sắt, cơ giới hoá công tác xếp dỡ, giảm giá thành xếp dỡ.
Việc tập trung hàng hoá sẽ dẫn tới tăng khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng ô tô, tăng chi phí vận chuyển hàng hoá vì vận chuyển ô tô đắt hơn vận chuyển đường sắt. Vì thế tập trung xếp dỡ về một ga cần có sự so sánh giữa các phương án.