Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI CHUYÊN CHỞ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA

1.  Phạm vi trách nhiệm của người chuyên chở
Người chuyên chở container có trách nhiệm “ từ bãi đến bãi container – CY/CY”. Cụ thể, trách nhiệm của người chuyên chở bắt đầu từ khi nhận container từ người gửi hàng tại bãi chứa ở cảng dỡ.
2.  Điều khoản “ không biết tình trạng hàng xếp trong container”
Trong việc vận chuyển hàng nguyên container (FCL/FCL), người gửi hàng tự lo việc đóng hàng vào, chất xếp, chèn lót sau đó giao nguyên container đã được niêm phong, kẹp chì cho người chuyên chở để chở đi. Vì vậy, người chuyên chở thường ghi chú trên vận đơn câu “việc đóng hàng, chất xếp, chèn lót, kiểm đếm và niêm phong container do người gửi hàng”. Mục đích của họ nhằm tránh trách nhiệm đối với hàng hóa chứa bên trong container nếu khi giao hàng tại cảng đích dấu niêm phong, kẹp chì và tình trạng bên ngoài của container vẫn còn nguyên vẹn.
3. Xếp hàng trên boong
Người chuyên chở tự cho mình quyền xếp hàng chứa trong container trên boong mà không bị coi là vi phạm hợp đồng vận tải. điều này được quốc tế chấp nhận vì tàu container được thiết kế thích hợp để chở container cả trên boong nhờ có các kết giá đỡ, chằng buộc thích hợp đặc biệt nên tàu vẫn hoạt động an toàn.
4. Giới hạn trách nhiệm bồi thường
Gii hạn bồi thường tối đa mà chuyên chở phải chịu được quy định trong các công ước quốc tế có khác nhau:
a. Quy tắc Hague 1924 ( Hague Rules – 1924 )
- Hàng có kê khai giá trị trên vận đơn, bồi thường theo giá trị kê khai
-    Hàng không kê khai giá trị  thì mức bồi thường không quá 100 bảng Anh cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng.
-    Hàng vận chuyển bằng container chưa đề cập
b.     Quy tắc Visby ( Visby Rules – 1968)
-    Hàng hóa có kê khai giá trị, mức bồi thường theo giá trị kê khai
-    Hàng hóa không kê khai giá trị, mức bồi thường là:
+ 10.000 Frăng cho một đơn vị hàng hóa hay một kiện hàng
+ 30 Frăng cho 1 kg hàng hóa cả bì
-    Hàng vận chuyển bằng container
+ Kiện hàng đóng trong container hay pallet có kê khai  trên vận đơn sẽ được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường
+ Không kê khai trên vận đơn thì một container được coi là một đơn vị hàng hóa đòi bồi thường
c.      Nghị định thư SDR 1979 (SDR protocol 1979)
-    Hàng có kê khai giá trị bồi thường theo giá trị kê khai
-    Hàng không kê khai giá trị thì mức bồi thường là:
+ 666,67 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng
+ 2 SDR cho 1 kg hàng hóa cả bì
d.     Quy tắc Hamburg 1978 ( Hamburg Rules 1978)
-    Hàng hóa có kê khai giá trị , bồi thường theo giá trị kê khai
-    Hàng hóa không kê khai giá trị thì mức bồi thường là:
+ 835 SDR cho một đơn vị hàng hóa hoặc một kiện hàng
+ 2.5 SDR cho 1 kg hàng hóa cả bì
-    Chậm giao hàng bồi thường một khoản tiền tương đương với 2,5 lần tiền cước số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng tiền cước của hợp đồng chuyên chở
-    Hàng vận chuyển bằng container quy định giống như Visby Rules.
e.       Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 1990

-    Giới hạn bồi thường quy định giống như Visby Rules