Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT CHO TÀU ĐI BIỂN

NHỮNG GIẤY TỜ CẦN THIẾT CHO TÀU ĐI BIỂN

v      Quy định về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển 
-   Tàu biển phải có giấy chứng nhận đăng kí tàu biển, các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
-   Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định cụ thể về giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển Việt Nam.


-   Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường phải ghi rõ thời hạn có hiệu lực. Thời hạn này được kéo dài thêm nhiều nhất là 90 ngày, nếu tàu biển thực sự không có điều kiện kỹ thuật của tàu biển trong thực tế vẫn đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. Thời hạn được kéo dài này kết thúc ngay khi tàu biển đã đến cảng được chỉ định để kiểm tra.
-   Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường mất hiệu lực, nếu tàu biển có những thay đổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
v      Các giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển:
-   Giấy chứng nhận do cơ quan thẩm quyền cấp:
1.       GCN đăng ký tàu biển (certificate of registration): giấy này do cục hàng hải cấp.Đây là giấy tờ chính thức xác định quyền sở hữu của tàu.
2.       Giấy chứng nhận khả năng đi biển (seaworthiness certificate ): giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp chứng nhận về khả năng đi biển của tàu. giấy có hiệu lực 4 năm nhưng hàng năm phải kiểm tra, mất hiệu lực, khi hết hạn không báo kiểm tra khi vùng hoạt động của tàu không đúng hoặc xếp hàng không đúng mạn khô quy định
3.       Giấy chứng nhận dung tích quốc tế 1969 (International tonnage certificate 1969): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp năm 1969, giấy này mất giá trị khi tàu thay đổi kết cấu hoặc hư hỏng do tai nạn
4.       Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế ( International load line certificate ): Giấy này do cơ quan đăng kiểm quốc tế cấp về mạn khô chứng nhận rằng tàu đã được kiểm tra về mạn khô, có hiệu lực 5 năm nhưng hàng năm được kiểm tra lại. với tàu chạy trong nước, cấp giấy chứng nhận mạn khô theo nghị định 12.6.1958
5.       Giấy chứng nhận cấp tàu biển (Classification certificate ): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp giấy chứng nhận tàu thỏa mãn các yêu cầu quy phạm phân cấp. Giấy này có giá trị 5 năm, nhưng hàng năm phải kiểm tra lại. giấy mất hiệu lực khi tàu không kiểm tra đúng thời hạn hoặc sửa chữa không đúng yêu cầu hoặc hoạt động ở phạm vi không thuộc quyền giấy cấp.
6.       Giấy chứng nhận an toàn tàu hang (cargo ship safety equipment certificate): Giấy này do cơ quan đăng kiểm cấp và đối chiếu các điều khoản công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển(SOLAS  1974 - safety of life at sea 1974 :giấy này có hiệu lực trong vòng 24 tháng và hàng năm phải kiểm tra)
7.       Giấy chứng nhận AT kết cấu hàng (cargo ship safety contruction certificate) giấy này do cq ĐKiểm cấp theo điều  khoản của SOLAS1974 chứng nhận tàu,kết cấu,máy móc&các trang tbị đã đc ktra phù hợp,có hiệu lực(.)24 tháng.
8.       Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện tàu hàng (cargoship safety radio certificate): Do cơ quan đăng kiểm cấp phù hợp với công ước SOLAS 1974 chứng nhận tàu, các trang thiết bị vô tuyến của tàu đã được kiểm tra phù hợp với công ước, có hiệu lực trong 24 tháng
9.       Giấy chứng nhận quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra (international oil pollution prevertion certifrcate): Do cơ quan đăng kiểm cấp theo các điều khoản về ngăn ngừa ô nhiễm do dầu gây ra 1973 chứng nhận tàu đã được kiểm tra, được bố trí lắp đặt phù hợp với yêu cầu của công ước, có hiệu lực trong 24 tháng
Các giấy tờ do tàu lập
1.       Sổ thuyền viên (seaman book): Theo quy định, mỗi thuyền được bố trí 1 thuyền bộ đảm bảo về số lượng và khả năng chuyên môn khi tàu làm thủ tục đăng kí được cấp sổ thuyền viên trong quá trình hoạt động tàu phải đăng kí tên thuyền viên vào sổ , bao gồm tên tuổi, chức danh, quốc tịch, số hộ chiếu ... Khi tàu đến và rời cảng thì phải lập danh sách thuyền viên để trình cho cơ quan hữu quan.
2.       Sổ nhật kí tàu (log book): Là tài liệu chính thức phản ánh 1 cách liên tục mọi hoạt động của tàu cũng như tình huống cùng xảy ra với các hoạt động này, như xếp hàng, rời cập bến, tình trạng biển, thời tiết, hướng gió, tốc độ tàu ... Đây là 1 trong những tài liệu quan trọng nhất trên tàu được xem là bằng chứng để kiểm tra tai nạn và sự cố đặc biệt trong các vụ va chạm, trong các vụ tranh chấp, đồng thời là tài liệu để lập kháng nghị hàng hải, hết sổ nhật ký tàu được lưu vào hồ sơ của chủ tàu.

3.       Sổ nhật ký buồng máy (engineeroom log book): Sổ này ghi hoạt động của máy tàu(máy cái và các loại máy đèn ) tiêu thụ nhiên liệu, dầu bôi trơn... và các sự việc lớn xảy ra trong buồng máy. Đây là tài liệu dùng làm bằng chứng với nhật ký tàu trong các vụ tai nạn, sự cố đối với các cơ quan hữu quan và bảo hiểm