NỘI THỦY VÀ LÃNH HẢI
NỘI THỦY
* Khái nịêm:
Nội thuỷ là vùng nước nội địa, là vùng nước
phía trong đường cơ sở về đo lãnh hải và giáp với bờ biển.
- Đường cơ sở để đo lãnh hải được vạch từ
đường ngấn nước dòng thấp nhất cũng có thể là đường gãy khúc nối liền những
điểm thích hợp trong những trường hợp bờ biển lồi lõm hoặc có những đảo ven bờ,
gần sát bờ biển
- Đường cơ sở có 2 loại:
+ Đường cơ sở thông thường : Là đường ngấn
nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, áp dụng cho những bờ biển phẳng không có
đảo ven bờ.
+ Đường cơ sở thẳng: là đường nối các đoạn
thẳng giữa các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển hoặc những đảo ven bờ, áp dụng
cho những bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều đảo ven bờ
- Nội thuỷ bao gồm: Vùng nước thuộc cảng
biển, vùng nước làm nơi cho tàu thuyền neo đậu vào cảng, vùng nước lịch sử hoặc
vịnh lịch sử.
* Chế độ pháp lý của nội
thuỷ:
- Nội thuỷ được coi như 1 bộ phận của đất
liền.Một quốc gia có chủ quyền đầy đủ, toàn vẹn, tuyệt đối với nội thủy, như
quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, cưỡng chế đối với nội thủy như đối với đất
liền.
- trên vùng nội thuỷ, tàu thuyền nước ngoài
ko đc đi lại tự do. Tàu bè nước ngoài muốn ra vào nội thủy phải xin phép nước
ven biển. Nước ven biển có quyền từ chối không chấp nhận sự xin phép đó.
- Trong nội thủy, tàu bè nước ngoài không
được phép qua lại như trong lãnh thủy.
- tàu thuyên nước ngoài khi vào vùng nội thuỷ
phải tuân thủ các quy định về quản lý HH.
- tàu thuyền nước ngoài vào vùng nội thuỷ
với mục đích như TMại (trao đổi hhoá, hành khách, nạo vét…), cứu trợ, thăm
viếng, nghiên cứu KH thuần tuý, thể thao.
LÃNH HẢI
Lãnh hải là vùng nước nằm ngoài nội thủy.
Giới hạn của lãnh hải là đường cơ sở phía trong và chiều rộng được qui định ở
bên ngoài.
* Cách xác định :
- trước đây có các cách xác định
chiều rộng vùng lãnh hải như sau:
+ lấy quãng đường tàu thuyền đi
thuận gió 1 ngày đêm, khoảng 60 hải lý.
+ lấy quãng đường tàu thuyền đi
thuận buồm đi trong điều kiện bình thường trong 2 ngày 2 đêm, khoảng 100 hải lý.
+ lấy theo tầm tên bắn.
+ lấy theo tầm xa của súng đại
bác.
-
Theo luật biển 1982: để xđ chiều rộng lãnh hải, ng ta dựa vào đường cơ sở.
Đường cơ sở có 2 loại:
+ Đường cơ sở thông thường : Là đường ngấn
nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, áp dụng cho những bờ biển phẳng không có
đảo ven bờ.
+ Đường cơ sở thẳng: là đường nối các đoạn
thẳng giữa các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển hoặc những đảo ven bờ, áp dụng
cho những bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều đảo ven bờ
Chiều
rộng lãnh hải của 1 quốc gia không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở đúng
công ước.
* Chế độ pháp lý của lãnh hải:
- Quốc gia ven biển có chủ quyền với vùng
trời, đáy biển, vùng đất và lãnh hải. Tuy nhiên chủ quyền này không đầy đủ như
đối với nội thủy
- Tàu thuyền các quốc gia có biển hay không
có biển đựơc quyền qua lại vô hại trong lãnh hải ( qua lại vô hại là việc qua
lại ở tư thế đang đi không dừng lại trừ trường hợp máy hỏng, bão tố; qua lại vô
hại là không xâm phạm an ninh của nước ven biển, không xâm phạm hoà bình của
nước ven biển, khi qua lại tàu thuyền nước ngoài phải tuân theo luật pháp của
nước ven biển, tập quán và công ước quốc tế).
- Có 3 trường hợp qua lại
trên lãnh hải:
+ Nội thuỷ - lãnh hải - biển
+ Biển – lãnh hải - nội thuỷ
+ Đi dọc theo lãnh hải
- Theo luật pháp quốc tế,
tàu thuyền nước ngoài không phải xin phép hoặc thông báo cho nước ven biển, trừ
1 số tr/h đặc biệt.
- Tàu thuyền nước ngoài
bất kể nước có biển hay ko có biển đều đc đi lại tự do ko phải nộp bất kì 1
khoản thuế hoặc lệ phí nào trên vùng lãnh hải. trừ khi tàu thuyền nước ngoài có
sd các dịch vụ hỗ trợ hàng hải do các nước ven biển tạo ra.