Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

QUYỀN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN CỨU HỘ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN CỨU HỘ

QUYỀN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN CỨU HỘ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN CỨU HỘ


* Quyền hưởng tiền công cứu hộ
1.  Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.

2.  Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.
4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.
* Điều kiện được hưởng tiền công cứu hộ
- Tàu được cứu đang bị nguy hiẻm thục sự đe doạ
- Hành động cứu hộ phải có kết quả có ích
- Phải có tài sản cứu được
- Việc cấp cứu không phải là nhiệm vụ trực tiếp của người cứu hộ
- Được sự đồng ý của chủ tài sản được cứu
- Người đi cứu phải thực hiện theo các chỉ dẫn hợp lý của người được cứu
* Trường hợp không được hưởng tiền công cứu hộ
- Thuyền viên của tàu được cứu
- Hoa tiêu lai dắt trên biển không được hưởng tiền công cứu hộ của tàu, của người đang phục vụ trừ khi có sự giúp đỡ đặc biệt vượt quá phạm vi trách nhiệm trong hợp đồng
- Cứu người bị nạn trên biển không kèm theo tài sản nhưng khi tiến hành cứu hộ tàu, hàng mà cứu được người thì được thưởng một khoản hợp lý trong tiền công cứu hộ tài sản
- Người có lỗi gây tai nạn cứu người bị nạn
- Tiền công cứu hộ bị cắt giảm hoặc không được công nhận nếu người cứu hộ có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ
- Hành động cứu hộ trái với sự chỉ dẫn rõ rang và hợp lý của thuyền trưởng tàu được cứu
- Cứu hộ không có kết quả hữu ích
 Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ
 Nguyên tắc xác định tiền công cứu hộ
1. Tiền công cứu hộ được thoả thuận trong hợp đồng, nhưng phải hợp lý và không được vượt quá giá trị của tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ.
2. Trong trường hợp tiền công cứu hộ không được thoả thuận trong hợp đồng hoặc không hợp lý thì tiền công cứu hộ được xác định trên cơ sở sau đây:
a) Giá trị của tàu biển và tài sản cứu được;
b) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc ngăn ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại ô nhiễm môi trường;
c) Hiệu quả cứu hộ của người cứu hộ;
d) Tính chất và mức độ nguy hiểm của tai nạn;
đ) Kỹ năng và nỗ lực của người cứu hộ trong việc cứu hộ tàu biển, người và tài sản trên tàu biển;
e) Thời gian, chi phí và các tổn thất liên quan của người cứu hộ;
g) Rủi ro về trách nhiệm và rủi ro khác đối với người cứu hộ hoặc thiết bị cứu hộ;
h) Tính kịp thời của hoạt động cứu hộ do người cứu hộ thực hiện;
i) Tính sẵn sàng, năng lực của tàu và các thiết bị khác sử dụng trong việc cứu hộ;
k) Tính sẵn sàng, hiệu quả và giá trị của các thiết bị cứu hộ.
3. Tiền công cứu hộ có thể bị giảm hoặc không được công nhận, nếu người cứu hộ đã tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp, lừa đảo, gian lận khi thực hiện hợp đồng cứu hộ.
Các trường hợp ko được hưởng tiền công cứu hộ
- Hành động cứu hộ trái với chỉ dẫn hợp lí của thuyền trưởng thì k đc hưởng tiền công cứu hộ
- Tàu được cứu không bị nguy hiểm thực sự bị đe doạ
- Hành động cứu hộ không là kết quả có ích
- Ko có tài sản cứu được
- Ko được sự đồng ý của chủ tài sản được cứu
- Hành động cứu hộ k mẫn cán

- Ko áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường