Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

CẤU TẠO CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY P2

CẤU TẠO CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY P2


1.1.1.1  Sân đỗ máy bay

Sân đỗ máy bay là một khu vực của sân bay để chứa sân bay, nạp nhiên liệu, bảo dưỡng máy bay. Thường có sân đỗ nhóm và sân đỗ chuyên dụng.


1.1.1.2  Đài kiểm soát không lưu

Đài Kiểm soát không lưu chịu trách nhiệm kiểm soát việc lưu thông của máy bay trong khu vực sân bay và vùng phụ cận sân bay, người, xe cộ và các phương tiện hoạt động trên khu hoạt động.
Đài Kiểm soát tại sân bay chủ yếu kiểm soát việc di chuyển của máy bay từ bãi đậu đến đường băng, hay ngược lại từ đường băng đến bãi đậu và sự di chuyển của máy bay trên đường băng.
Đài kiểm soát sân bay (còn gọi là Đài chỉ huy) ở các sân bay quốc tế thường phân chia làm hai bộ phận là chỉ huy hạ cất cánh và chỉ huy lăn. Phân chia trách nhiệm kiểm soát như sau: chỉ huy lăn chịu trách nhiệm kiêm soát tàu bay lăn trên đương lăn và sân đậu; chỉ huy cất hạ cánh chịu trách nhiệm kiểm soát tàu bay đến hạ cánh, hoặc cất cánh và mọi hoạt động của người, xe cộ hay tàu bay hoạt động trên đường cất hạ cánh.


1.1.2        Ga sân bay (Terminal)

Ga sân bay là nơi dành để trao đổi và vận chuyển hàng hóa, hành khách và hành lý của họ.
Ga sân bay thường có nhiều tầng, trong đó thường có tầng dành riêng cho hành khách đi và tầng dành riêng cho hành khách đến. Ngoài ra, còn có thể có tầng dành riêng cho khu vực mua sắm, các nhà hàng, tầng dành riêng cho điểm kết nối giao thông công cộng với ga sân bay như điểm đỗ xe buýt, ga tàu điện ngầm.
Cấu tạo điển hình ga sân bay được thể hiện ở hình , trong đó nửa trên thể hiện khu vực khởi hành, nửa dưới thể hiện khu vực đến.



Cảng hàng không có thể có một hoặc nhiều nhà ga. Ví dụ: cảng hàng không Nội Bài có nhà ga T1 và nhà ga T2 (đang xây dựng); cảng hàng không Tân Sơn Nhất có nhà ga nội địa và nhà ga quốc tế.