Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

CẤU TẠO CẢNG HÀNG KHÔNG – SÂN BAY

  CẤU TẠO CẢNG HÀNG KHÔNG – SÂN BAY


1.1.1        Cấu tạo chung cảng hàng không

Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình được thiết kế để phục vụ sự cất, hạ cánh của máy, vận chuyển hành khách và hàng hóa lên xuống máy bay, sự di chuyển của các phương tiện phục vụ trên mặt đất.
Cảng hàng không thường được chia làm hai phần chính là vùng trời và vùng đất.
Vùng trời được thiết kế để đảm bảo cho máy bay cất, hạ cánh và di chuyển trong sân bay. Vùng trời của cảng hàng không bao gồm sân bay và vùng không gian sân bay.
Vùng không gian sân bay là vùng trời gắn liền với sân bay. Để cho sân bay hoạt động an toàn thì khu vực xung quanh nó phải ở trong điều kiện máy bay có thể hoạt động, tức là phải đảm bảo tĩnh không của sân bay để máy bay cất, hạ cánh.

Vùng đất được thiết kể để phục vụ sự di chuyển của hành khách, hàng hóa và các phương tiện trên mặt đất. Vùng đất của cảng hàng không bao gồm nhà ga, bãi đỗ xe, đường xe chạy trước nhà ga, các hệ thống giao thông tiếp cận nhà ga, cảng hàng không.

1.1.2.1  Cấu tạo chung

Để phục vụ máy bay cất, hạ cánh và di chuyển trong sân bay, sân bay gồm các bộ phận sau:
-  Đường băng
-  Đường lăn
-  Sân đỗ máy bay
-  Đài điều khiển không lưu
- Hệ thống đèn chiếu sáng
-  Hệ thống biển báo, vạch chỉ dẫn
Ngoài ra còn có thể có thêm các bộ phận phụ trợ như trạm cứu hỏa, trạm cung cấp nhiên liệu, trạm dọn băng, tuyết (đối với sân bay ở vùng lạnh).
Các sân bay lớn thường phải được thiết kế đủ các bộ phận nói trên. Các sân bay nhỏ thì có thể bỏ qua hoặc thiết kế đơn giản một số bộ phận như không có đường lăn, bãi đỗ máy bay, đài điều khiển, thiết kế hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống biển báo, vạch chỉ dẫn đơn giản.

1.1.2.2  Đường băng (Runway)

Đường băng là bộ phận quan trọng nhất của sân bay, được thiết kế và xây dựng để máy bay cất – hạ cánh trong sân bay.
Yêu cầu của đường băng:
-  Trên các sân bay có số lần cất – cánh lớn phải làm đường băng có mắt đường băng vững chắc, có khả năng tiếp nhận tốt tải trọng của máy bay.
-  Mặt đường băng phải có độ dốc ngang đảm bảo thoát nước tốt. Hai bên đường băng phải bố trí hệ thống thoát nước, để nước ra khỏi đường băng.
-   Mặt cắt dọc của đường băng phải đảm bảo tầm nhìn và độ bằng phẳng theo yêu cầu, những chỗ đổi dốc phải bố trí đường cong đứng.
-   Khi chọn vị trí đường băng phải xét tới một loạt các nhân tố, đặc biệt là phải đảm bảo tĩnh không, điều kiện địa hình, địa chất, các điểm dân cư xung quan và hướng gió chủ yếu.
Hướng đường băng
Việc bố trí đường băng phải căn cứ vào hướng gió chủ yếu. Thông thường hướng đường băng được lấy theo hướng gió chủ yếu. Khi đó, máy bay sẽ lợi dụng dòng hải lưu trong không khí để có thể dễ dàng cất cánh và lợi dụng sự hãm lại khi đối đầu với gió để hạ cánh.
Với những sân bay lớn, khi không có hướng gió chủ yếu rõ rệt hoặc có nhiều hướng gió, thì sân bay có có thể có nhiều đường băng hoặc nhóm các đường băng, mỗi hướng một lối khác nhau. Khi có hai đường trục, nó có thể vuông góc nếu như hướng gió không được nổi lên rõ nét, để tìm được hướng gió gần như đối mặt với gió. Nếu như có hai loại gió được nhận dạng, các hướng của đường băng được đánh dấu góc giữa các hướng gió.
Các sân bay vừa và nhỏ thường chỉ có một đường băng để cất và hạ cánh. Các sân bay lớn, có lưu lượng cất hạ cánh lớn, thì thường thiết kế thành các nhóm hai đường băng song song để tách riêng đường cất cánh và đường hạ cánh.


1.1.2.3  Đường lăn (Taxiway)

Đường lăn là đường nối từ đường băng tới các bộ phận khác trên sân bay. Số lượng đường lăn được xác định theo điều kiện đảm bảo sự chuyển động của máy bay. Chiều dài đường lăn phải lớn hơn chiều dài đường lăn thối thiểu L­min theo quy định.
Nguyên tắc bố trí đường lăn là tránh giao cắt giữa chuyển động của máy bay với các phương tiện giao thông khác và tránh cắt qua khu vực làm việc của hệ thống đài chỉ hủy bay (đài chỉ huy không lưu). Việc bố trí của đường lăn trên mặt bằng phải đảm bảo máy bay vận hành theo một đường vòng khép kín, giữa các điểm liên tiếp nhau phải được nối bằng đường thẳng ngắn nhất, vì vậy khi thiết kế đường lăn nên cố gắng nối bằng các đường thẳng, giảm thiểu các chỗ cong và các chỗ giao nhau để tăng tốc dộ lăn và an toàn khi vận hành.
Chiều rộng của đường lăn phụ thuộc vào các loại máy bay và kích thước càng của nó.
Đường lăn thường được xác định bằng hệ thống tín hiệu màu vàng: một dải màu vàng ở giữa xác định tậm đường lăn và hai đường màu vàng xác định mép bề rộng đường lăn.


Đường lăn có thể gồm các loại: đường lăn chính, đường lăn tắt và đường lăn phụ.
Đường lăn chính (main taxiway): để vận hành máy bay ra tuyến cất cánh hoặc để máy bay vận hành từ đường băng về sân ga sau khi hạ cánh.
Đường lăn tắt (exit taxiway): được bố trí để rút ngắn hành trình lăn của các máy bay trên sân bay. Đường lăn tắt dùng để nối các đường lăn chính hoặc nối liền đường băng với sân ga.
Đường lăn phụ (secondary taxiway): là đường lăn bao quanh sân ga hoặc đi qua sân đỗ để cho máy bay vận hành từ sân ga đến sân đỗ hoặc trạm tiếp nhiên liệu.