Thứ Sáu, 3 tháng 10, 2014

PHÂN LOẠI CÁC NHÓM HÀNG NGUY HIỂM THEO IMO

Bao gồm các loại đạn được an toàn cho đến các loại có nguy cơ nổ hàng lọat.
Loại 1 được phân ra thành các nhóm sau:
1.1.            Các chất có nguy cơ nổ hàng loạt.
1.2.            Các chất có nguy cơ chớp cháy, không có nguy cơ cháy nổ hàng loạt
1.3.            Gồm  các chất có nguy cơ hỏa hoạn và nổ nhỏ.
1.4.            Các chất mà mức độ nguy hiểm không đáng kể.
1.5.            Các chất kém nhạy nổ (ít có khả năng gây nổ ở điều kiện môi trường bình thường) nhưng nếu bị tác động đặc biệt thì có nguy cơ nổ hàng loạt.



Loại 2: Chất khí
Bao gồm khí nén, khí hỏa lỏng, hòa tan bằng áp lực. Loại này có thể nổ, cháy, độc hại, ăn mòn hoặc ô xy hóa. Có loại không gây độc nhưng gây ngạt khi hàm lượng cao. Một số loại có thể gây ra phản ứng hóa học trong điều kiện nhất định giải phóng nhiệt lượng và hơi ga nguy hiểm.
Loại 2: Chia thành các nhóm sau:
2.1. Gồm các chất khí dễ cháy.
2.2. Gồm các chất khí không cháy.
2.3. Gồm các chất khí độc.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy
Loại này dễ thoát hơi gây cháy, đôi khi là hơi độc, đặc biệt một số chất có điểm cháy thấp. Loại này hơi hình thành hỗn hợp cháy, khi trộn với không khí có thể dẫn tới bùng nổ hoặc bắt lửa. Phải xếp xa các đèn không có bọc bảo vệ.
Loại 3 được chia thành các nhóm sau:
3.1. Các chất có điểm bốc cháy < - 180F (00C)
3.2.Các chất có điểm bốc cháy từ – 188F (00C) đến 730F (230C)
3.3. Các chất có điểm chớp cháy > 730F (230C)
Loại 4: Chất rắn dễ cháy
Loại 4 được chai thành các nhóm:
4.1. Các chất rắn dễ cháy do nguồn nhiệt từ bên ngoài
4.2. Các chất rắn có khả năng tự bốc cháy.
4.3. Gồm các chất khi tiếp xúc với nước thải ra khí dễ cháy.
Loại 5: Chất ô xy hóa và peroxide hữu cơ, gồm các nhóm
5.1. Gồm những chất không có khả năng tự bốc cháy, nhưng có thể tạo ra ô-xy làm tăng khả nang9 cháy các nguyên liệu khác mà nó tiếp xúc.
5.2. Gồm các chất không ổn định về nhiệt, có thể phân hủy tự tích lũy tỏa nhiệt, có tính chất:
+ Phân hủy gây nổ
+ Cháy nhanh
+ Nhạy khi ma sát hay va chạm
+ Phản ứng nguy hiệm với các chất khác
+ Tổn hại cho mắt.
Loại 6: Các chất độc hại
6.1. Các chất gây tổn hại sức khỏe hoặc chết người nếu nuốt phải, hít phải hay tiếp xúc qua da.
6.2. Các chất lây nhiễm.
Loại 7: Các chất phóng xạ.
Cần tuân thủ tiêu chuẩn quy định quốc tế khi đóng gói, vận chuyển, chất xếp.
Nhóm 8: Chất ăn mòn:
Có thể ở thể lỏng hoặc thể rắn. Tính chất chung nhất là làm hư hỏng nghiêm trọng các mô sống, làm hư hỏng thiết bị và các hàng hóa khác, một số khi bị nóng có thể bốc hơi độc.
Nhóm 9: Chất nguy hiểm khác.
==========